CHỨNG ACIDOSIS DẠ CỎ ( AXIT DẠ CỎ)
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra acid hóa dạ cỏ sảy ra khi chuyển từ thức ăn nhiều chất xơ sang thức ăn giàu chất tinh carbohydrate lên men (tinh bột và đường). Một số lượng lớn tinh bột và đường kích thích vi khuẩn tạo ra acid lactic. Trong trường hợp này, vi khuẩn thường sử dụng acid lactic không thể sử dụng kịp làm tăng lượng acid dạ cỏ (pH dạ cỏ giảm).
Độ pH tối ưu nằm trong khoảng 6.0-6.2. Khi pH dạ cỏ giảm dưới 6.0 thì tiêu hóa chất xơ bị suy giảm (giảm hàm lượng béo trong sữa, FAT). Mà chất béo trong sữa được tổng hợp từ sự tiêu hóa chất xơ nên khi bò bị axit dạ cỏ thì chất béo trong sữa sẽ giảm. Ngoài ra, sự tích lũy acid gây ra thoát nước từ các mô vào trong ruột vì vậy dấu hiệu phổ biến là tiêu chảy.
Nếu pH dạ cỏ tiếp tục giảm xuống và gaimr xuống dưới 5.5, nhiều vi khuẩn dạ cỏ bình thường khỏe mạnh khác cũng bị ảnh hưởng. Khi acid lactic tích tụ, nó được hấp thụ vào máu và làm giảm pH máu. Mức acid cao trong ruột cũng có thể loét dạ cỏ, kết quả là vi khuẩn xâm nhập vào trong máu và có thể gây áp se gan. Nội độc tố được tạo ra từ lượng acid lactic cao trong dạ cỏ có thể nhiễm vào các mao mạch máu ở chân và dẫn đến viêm móng. Acidosis cấp tính được đặc trưng bởi sự thức ăn có tính chu kỳ, bởi vì bò ăn ít trong suốt thời gian bị nhiễm nặng nề, sau đó nếu dạ cỏ thích nghi thì bò sẽ thèm ăn lại.
Một nguyên nhân khác của axit dạ cỏ là trong khẩu phần ăn có quá ít chất xơ thật sự hoặc kích cỡ mẫu thức ăn quá nhỏ. Khi đó bò không nhai lại được như bình thường là thiếu nước bọt (là chất đệm tự nhiên) cũng góp phần làm giảm pH dạ cỏ. Độc tố nấm mốc cũng có thể làm thay đổi sự chuyển hóa của acid lactic khiến nó tích tụ và chuyển hóa thành acidosis.
- Các yếu tố thông thường gây acidosis ở bò sữa
– Khẩu phần ăn có quá nhiều carbohydrate dễ lên men, tinh bột >28%/ tổng khẩu phần (DM – vật chất khô, đơn vị tính: kg DM,)
– Tỉ lệ thức ăn tinh so với cỏ: >55%/tổng khẩu phần (đvt: DM)
– Hàm lượng chất xơ thấp trong khẩu phần so với tinh: <30%(%DM), và <19% NDF (xơ tiêu hóa được) trong tổng lượng cỏ trong khẩu phần. (%DM)
– Chuyển đổi quá nhanh từ thức ăn nhiều cỏ sang thức ăn giàu tinh.
– Chuyển quá nhanh từ thức ăn ủ chua sang thức ăn thô xanh và băm nhỏ.
– Thức ăn quá ẩm ướt (DM thấp) và thức ăn lên men ở mức độ cao, ẩm độ >60% (DM <40%)
– Cỏ được băm quá nhỏ
– Khi trộn TMR phần thức ăn nhỏ, tinh bị nằm dưới đáy, thô và tinh không hòa quyện liên kết vào nhau, rời rạc giữa tinh và thô khi bò ăn dế lựa thức ăn tinh trước gây nguyên nhân acid dạ cỏ.
- Triệu chứng bị acidosis dạ cỏ
– Hàm lượng béo trong sữa thấp: <3.0%
– Hàm lượng protein sữa thấp
– Loét móng, viêm móng
– Ăn thức ăn không ngon miệng, ăn kém
– Tiêu chảy, phân lỏng.
– Giảm nhai lại (50% bò nằm không nhai lại)
– giảm sản lượng sữa so với khả năng cung cấp của khẩu phần.
– Phân nuổi bọt, chứa bọt khí gas
– Tăng kích thuớ phần xơ trong phân (>1,5cm)
– Giảm khả năng ăn vào
- Điều trị
– giảm hoặc ngưng thức ăn tinh
– Bổ sung ACIDBUF vào khẩu phần ăn hằng ngày
– Tăng chất xơ vào khẩu phần ăn: rơm, cỏ khô để kích thích tiết nước bọt.
– Cho uống chất kiềm để giảm acid: magnesium hydroxide, Magnesium oxide, sodium bicarbonate
– Truyền IV dung dịch muối ưu trương, dung dịch điện giải.
– Tiêm kháng sinh: Penicilin, Tyloside, Tetracycline, Sulfamide để giảm nguy cơ bị áp se gan.
– Tiêm thuốc hỗ trợ: flunixine, anti histamin, thiamine
– Truyền dịch cofacalcium.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.